23:19 EDT Thứ hai, 04/10/2021
:
1. Nghệ có rất nhiều công dụng trong đó có công dụng nghệ tốt cho gan
- Nghệ dùng làm thực phẩm:
Nghệ vàng là một loại dược liệu vô cùng quen thuộc với chúng ta, bởi nghệ thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày. Nghệ được sử dụng như một loại gia vị trong các bữa ăn, giúp gia tăng màu sắc và hương vị cho các món ăn.
Đối với sức khỏe, nghệ vàng đã được nghiên cứu chứng minh có nhiều tác dụng khác nhau:
- Nghệ chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng:
Đây là công dụng nổi tiếng của nghệ, được sử dụng từ lâu như một vị thuốc chính trong các bài thuốc y học cổ truyền chữa dạ dày. Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh công dụng này của nghệ vàng. Nghệ vàng có tác dụng phòng và điều trị viêm loét dạ dày, tá trạng hiệu quả. Nghệ có thể dùng một mình hoặc kết hợp với các thuốc tây trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
- Hoạt chất curcumin trong nghệ vàng có tác dụng làm giảm chỉ số HbA1c, giảm kháng insulin, giảm rối loạn lipid máu trên bệnh nhân đái tháo đường type 2.
- Nghệ vàng còn giúp giảm rối loạn lipid máu, phòng ngừa xơ vữa mạch máu.
- Nhiều thử nghiệm lâm sàng cũng đã chứng minh tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư của nghệ vàng bên cạnh các biện pháp chủ đạo như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật.
- Công dụng làm đẹp:
Nghệ vàng là người bạn đồng hành giúp chị em có làn da sáng khỏe, hạn chế mụn nhọt, nám tàn nhang. Với người thừa cân béo phì, sử dụng nghệ còn có tác dụng giảm cân và là một biện pháp giảm cân hiệu quả, an toàn.
- Công dụng nghệ tốt cho gan:
Công dụng này cũng đã được nghiên cứu thử nghiệm chứng minh. Trong khi tỷ lệ người mắc bệnh gan ngày càng gia tăng ở Việt Nam dẫn đến nhiều gánh nặng trong cuộc sống thì việc sử dụng nghệ mang lại nhiều hiệu quả cho người bị bệnh gan có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
2. Thử nghiệm lâm sàng chứng minh nghệ tốt cho gan nhiễm mỡ
Trong một phân tích gộp 6 thử nghiệm lâm sàng ở Thái Lan và Iran, thực hiện trên 325 bệnh nhân gan nhiễm mỡ không do rượu. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm bệnh nhân được dùng curcumin hoặc nghệ vàng trong thời gian 8 tuần có thể giảm được các chỉ số ALT và AST tốt hơn ở nhóm bệnh nhân không sử dụng curcumin hoặc nghệ vàng [1].
3. Thử nghiệm lâm sàng chứng minh nghệ tốt cho gan, bảo vệ gan khỏi virus viêm gan
Nghệ vàng đã được nghiên cứu chứng minh tác dụng trên các loại virus viêm gan B và viêm gan C.
Curcumin có thể ức chế sự nhân lên virus viêm gan B một cách hiệu quả theo nhiều cơ chế khác nhau trên mô hình thí nghiệm [2].
Đối với virus viêm gan C, curcumin không ức chế sự nhân lên của virus viêm gan C nhưng ức chế sự xâm nhập của virus viêm gan C vào trong tế bào [3].
Các nghiên cứu đã chứng minh tác dụng nghệ tốt cho gan, cho thấy hiệu quả tác dụng đối với virus viêm gan B và virus viêm gan C.
4. Tác dụng giảm mức độ nặng của bệnh xơ gan chứng minh nghệ tốt cho gan
Trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên ở Iran, thực hiện trên 70 bệnh nhân xơ gan, trong số đó có 35 bệnh nhân được sử dụng curcumin.
Kết quả thu được cho thấy nhóm bệnh nhân sử dụng curcumin sau 3 tháng giảm được mức độ nặng của bệnh xơ gan và tăng được chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân này so với nhóm bệnh nhân không dùng curcumin [4].
6. Liều dùng, cách dùng nghệ tốt cho gan
- Dạng tinh chất nghệ:
Dạng tinh chất nghệ thường chứa trên 90% hoạt chất curcuminoid. Liều dùng dạng tinh chất này là 1 – 1,5 g/ngày. Để đạt được hiệu quả, nên mua tinh chất nghệ ở cơ sở uy tín, có ghi hàm lượng hoạt chất rõ ràng.
- Bột nghệ:
Bột nghệ chứa khoảng 5% curcuminoid. Liều dùng từ 2 – 4 g/ngày. Lưu ý cần bảo quản cẩn thận vì bột nghệ dễ bị nhiễm ẩm, nấm mốc độc hại.
Thời gian dùng nên là trong khoảng 2 – 3 tháng.
Nên mua sản phẩm nghệ từ cơ sở uy tín, lựa chọn nguyên liệu đầu vào chất lượng. Hàm lượng curcumin trong nghệ không phụ thuộc vào màu của nghệ mà phụ thuộc vào giống, điều kiện chăm sóc, khí hậu và thổ nhưỡng.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết được nghệ tốt cho gan như thế nào, có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho bạn và những người xung quanh. Hãy là người tiêu dùng thông minh, biết cách lựa chọn sản phẩm nghệ chất lượng để đạt được hiệu quả.
Tài liệu tham khảo:
1. Goodarzi, R., Sabzian, K., Shishehbor, F., & Mansoori, A. (2019). Does turmeric/curcumin supplementation improve serum alanine aminotransferase and aspartate aminotransferase levels in patients with nonalcoholic fatty liver disease? A systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. Phytother Res, 33(3), 561-570. doi:10.1002/ptr.6270.
2. Hesari, A., Ghasemi, F., Salarinia, R., Biglari, H., Tabar Molla Hassan, A., Abdoli, V., & Mirzaei, H. (2018). Effects of curcumin on NF-κB, AP-1, and Wnt/β-catenin signaling pathway in hepatitis B virus infection. J Cell Biochem, 119(10), 7898-7904. doi:10.1002/jcb.26829.
3. Anggakusuma, Colpitts, C. C., Schang, L. M., Rachmawati, H., Frentzen, A., Pfaender, S., . . . Steinmann, E. (2014). Turmeric curcumin inhibits entry of all hepatitis C virus genotypes into human liver cells. Gut, 63(7), 1137-1149. doi:10.1136/gutjnl-2012-304299.
4. Nouri-Vaskeh, M., Afshan, H., Malek Mahdavi, A., Alizadeh, L., Fan, X., & Zarei, M. (2020). Curcumin ameliorates health-related quality of life in patients with liver cirrhosis: A randomized, double-blind placebo-controlled trial. Complement Ther Med, 49, 102351. doi:10.1016/j.ctim.2020.102351