Chăm sóc người loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản?

Chăm sóc người loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản?

05:30 EDT Chủ nhật, 03/06/2018    :
Loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản là có tính chất mạn tính. Thỉnh thoảng có đợt bùng phát đặc biệt khi thời tiết lạnh (mùa đông, đêm) hoặc khi ăn phải đồ ăn kích thích (rượu, tỏi tươi, ớt, tiêu, chua, cay,...). Sau khi trị được đợt cấp, ổn định rồi thì cần cách chăm sóc để phòng tái phát sao cho hiệu quả.

1. Biểu hiện
Ợ hơi, ợ chua; buồn nôn, nôn; đau thượng vị; thỉnh thoảng bị tiêu chảy, táo bón.

2. Chế độ sinh hoạt, ăn uống
- Nằm ngủ cao đầu.
- Tránh mặc quần áo chật gây chèn ép bụng.
- Giảm cân ở người thừa cân.
- Kiêng đồ ăn sô cô la, café, trà, tỏi, hành, tiêu, ướt, rượu, gia vị, nước cam, nước ép cà chua.
- Hạn chế ăn lúc đói: đu đủ, chuối tây, chuối tiêu,...
- Tránh bữa ăn giàu chất béo, đạm.
- Kiêng rượu, thuốc lá.

- Tránh ăn quá no trước khi ngủ, chỉ nên ăn nhẹ trước khi ngủ giảm nguy cơ bị trào ngược.

3. Kinh nghiệm dân gian trị dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản
- Nghệ vàng (dạng bột khô): 3 - 5g/lần x 2 lần/ngày, có thể dùng trước hoặc sau ăn.
- Tam thất: 3-5 g/lần x 2 lần/ngày, dùng cùng với nghệ vàng sẽ tốt hơn. Có thể dùng dạng miếng ngâm nước nóng uống hoặc dạng bột.
- Tỏi đen: 6 - 12g/ngày (0,5 - 1 củ tỏi nhiều nhánh). Ăn 1 lần sau ăn tối.
- Để dễ ăn có thể chế bột nghệ vàng + bột tam thất + mật ong vừa đủ tạo viên, để tủ lạnh dùng dần. 
Thường sử dụng 2-3 tháng sẽ ổn định được bệnh loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày - thực quản. Nên kiên trì sử dụng thường xuyên sẽ thấy hiệu quả.

Cố vấn trả lời: Ths. Đào Văn Đôn, giảng viên Học viện Quân y.

 

© 2011-2017 thuộc về Kochi Việt Nam

GỌI LẠI CHO TÔI

Nhập thông tin để KOCHI gọi lại cho bạn!


Hotline
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây