Điều trị tiểu đường với hương nhu tía

Điều trị tiểu đường với hương nhu tía

05:36 EDT Chủ nhật, 08/07/2018    :

Hương nhu tía (Ocimum Sanctum) là một loại cây phổ biến ở vùng quê Việt Nam. Từ lâu người dân, đã sử dụng toàn phần trên mặt đất của loại dược liệu với trị cảm nắng, sốt nhức đầu trị ho. Các nghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng minh hương nhu tía là một trong những dược liệu hiệu quả để điều trị đái tháo đường. Tác dụng hạ đường huyết của hương nhu tía đã được chứng minh bằng các nghiên cứu trên động vật và đặc biệt là các nghiên cứu lâm sàng trên người:

Nghiên cứu của nhà khoa học Anita Kochhar và cộng sự tại trường Khoa thực phẩm và dinh dưỡng thuộc Đại học khoa học tự nhiên vào năm 2009. Nghiên cứu được tiến hành nhằm chứng minh việc sử dụng bổ sung lá hương nhu tía đem lại hiệu quả như thế nào cho người mắc tiểu đường. 30 người mắc đái tháo đường tuýp 2 được cho dùng bột lá hương nhu 2g/ngày vào sáng và tối trong vòng 3 tháng. Các kết quả nghiên cứu cho các triệu chứng như khát nhiều, đổ mồ hôi, nhức đầu, đốt chân ngứa đã giảm rõ rệt sau khi dùng lá hương nhu tía. Bên cạnh đó chỉ số huyết áp của các đối tượng này cũng cải thiện hơn so với trước khi dùng. Nghiên cứu đã kết luận rằng dùng 2g bột lá hương nhu mỗi ngày giúp giảm đáng kể các triệu chứng của tiểu đường [2].

Một nghiên cứu được tiến hành năm 2016 bởi các nhà khoa học của Ấn Độ gồm: Riddhi Gandhi, Bhavana Chauhan và cộng sự thuộc Đại Học khoa Học S.M.Patel. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm chứng minh ảnh hưởng của bột lá khô của Ocimum Sanctum L đến khả năng hạ đương huyết. Các tác giả đã tiến hành trên 40 đối tượng gồm 20 nam và 20 nữ. Mỗi đối tượng được nhận liều 3 gam bột lá khô vào buổi sáng sớm lúc dạ dày trống rỗng, và sau đó 30 phút thì dùng bữa sáng. Sau 45 ngày đánh giá các chỉ số đường huyết khi đói (FBS); đường huyết sau ăn (PP2BS) và HbA1c. Sau 45 ngày bổ sung một sự giảm đáng kể lượng đường trong máu được quan sát thấy. Ở nhóm nữ không có sự khác biệt đáng kể, nhưng ở nhóm nam có sự khác biệt đáng kể của chỉ số FBS giữa thời điểm trước và sau 45 ngày bổ sung với p < 0,05 và p < 0,01. Ở cả hai giới đều cho thấy sư khác biệt của chỉ số PP2BS sau 45 ngày. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng, lá hương nhu tía có tác dụng hạ đường huyết, nhưng cần bổ sung dài [1] .

Trên đây là một trong số các nghiên cứu đã chứng minh tác dụng hạ đường huyết của Hương nhu tía trên lâm sàng. Toidenkochi.com sẽ luôn cập nhật các thông tin mới nhất về tác dụng hạ đường huyết của Hương nhu tía để giới thiệu đến mọi người. Mời quý vị tiếp tục đón đọc các bài viết mới nhất của chúng tôi. 

Biên tập: DS. Đỗ Hữu Xuân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.         Gandhi, R, Chauhan, B và Jadeja, G (2016), "Effect of Ocimum sanctum (Tulsi) powder on hyperglycemic patient", Indian Journal of Applied Research. 6(5).

2.         Kochhar, Anita, Sharma, Neha và Sachdeva, Rajbir (2009), "Effect of supplementation of Tulsi (Ocimum sanctum) and Neem (Azadirachta indica) leaf powder on diabetic symptoms, anthropometric parameters and blood pressure of non insulin dependent male diabetics", Studies on Ethno-Medicine. 3(1), tr. 5-9.

 

© 2011-2017 thuộc về Kochi Việt Nam

GỌI LẠI CHO TÔI

Nhập thông tin để KOCHI gọi lại cho bạn!


Hotline
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây