Nghệ Vàng Chữa Dạ Dày, Bạn Đã Biết Dùng Đúng Cách?

Nghệ Vàng Chữa Dạ Dày, Bạn Đã Biết Dùng Đúng Cách?

23:23 EDT Thứ hai, 04/10/2021    :
1. Công dụng nghệ vàng chữa dạ dày được hiểu thế nào
Nghệ vàng được sử dụng phổ biến và dường như là vị thuốc chính trong các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày, vì vậy nghệ vàng chữa dạ dày là công dụng nổi tiếng của loại dược liệu này.
Hoạt chất chính curcuminoid trong nghệ vàng có tác dụng chữa nhiều bệnh như: ung thư, tiểu đường, viêm xương khớp, viêm thần kinh, bệnh gan, rối loạn lipid, xơ cứng mạch máu, tim mạch, đặc biệt hoạt chất này tỏ ra hiệu quả trong việc chữa đau dạ dày…
Curcuminoid có tác dụng kiểm soát một cách hiệu quả, an toàn tình trạng viêm do viêm loét dạ dày, tá tràng, bên cạnh đó có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa rất tốt từ đó giúp làm lành các vết loét, những tổn thương do viêm loét dạ dày, tá tràng gây ra.  Điều này giúp cho nghệ vàng chữa dạ dày đau hiệu quả, an toàn.
Điều tiết sự tiết acid trong dạ dày, kích thích hoạt động của túi mật, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa các cơn đau do bệnh đau bao tử gây ra và giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn là các tác dụng tiếp theo có thể nói đến của curcuminoid.
Với những người dị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, có triệu chứng đi kèm như đầy hơi, khó tiêu, ợ chua,... dùng nghệ vàng chữa dạ dày có thể khắc phục được tình trạng này.
2. Công dụng nghệ vàng chưa dạ dày đã được thử nghiệm lâm sàng chứng minh
Nghệ vàng chữa dạ dày đối với bệnh nhân loét dạ dày tá tràng với HP âm tính
Một nghiên cứu lâm sàng trên 45 bệnh nhân loét dạ dày tá tràng với HP âm tính, bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu không sử dụng thuốc tây, chỉ sử dụng curcuminoid. Kết quả thu được sau 1-2 tuần đầu, các bệnh nhân đều giảm hoặc hết triệu chứng đau dạ dày. Tiếp tục theo dõi sau 4 tuần có 48% bệnh nhân khỏi, sau 12 tuần 76% bệnh nhân khỏi [1].
Nghiên cứu tác dụng của nghệ vàng trên bệnh nhân loét dạ dày tá tràng với HP dương tính.
Một thử nghiệm lâm sàng thực hiện ở Iran trên 60 bệnh nhân loét dạ dày tá tràng HP dương tính. Kết quả cho thấy: curcuminoid, bột nghệ vàng không diệt được Hp ở những bệnh nhân này. Tuy nhiên, curcuminoid, bột nghệ vàng lại giúp giảm triệu chứng đau và đầy trướng bụng do loét dạ dày tá tràng gây ra [2].
Đối với bệnh nhân có nguy cơ cao bị viêm loét dạ dày tá tràng do thuốc
Nghiên cứu ở Ấn Độ, trên 140 bệnh nhân viêm khớp gối có dùng thuốc giảm đau chống viêm diclofenac hàng ngày. Bệnh nhân dùng kết hợp với curcuminoid để tăng tác dụng chống viêm và phòng loét dạ dày tá tràng, giảm tác dụng phụ. Kết quả thu được: nhóm bệnh nhân dùng kết hợp thuốc tây với curcuminoid giúp cải thiện tốt hơn ở chỉ số viêm khớp gối, đau và chất lượng cuộc sống.
Thêm vào đó, nhóm dùng kết hợp với curcuminoid có tỷ lệ đau dạ dày và tác dụng không mong muốn thấp hơn đáng kể so với không dùng kết hợp với curcuminoid [3].
Vậy, nghệ vàng chữa dạ dày hiệu quả, an toàn đã được chứng minh thông qua các thử nghiệm lâm sàng.

3. Cách sử dụng nghệ vàng chữa dạ dày đau
Sử dụng dạng tinh chất nghệ vàng chữa dạ dày này với liều 1 – 3 g/ngày. Khi sử dụng, bạn nên pha với nước vừa đủ, thêm chút mật ong cho dễ uống.
Dùng loại bột nghệ vàng chữa dạ dày viêm loét trong khoảng thời gian từ 2 – 6 g/ngày.
Đối với nghệ vàng tươi, bạn nên sử dụng 25g/ngày.
Thời điểm uống là sáng sớm, lúc dạ dày rỗng để hoạt chất curcuminoid trong sản phẩm phát huy công dụng tốt nhất. Đợt dùng trong khoảng thời gian 4 – 12 tuần.
Với các loại sản phẩm như bột nghệ vàng hay tinh chất nghệ vàng chữa dạ dày, bạn nên mua ở các cơ sở uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tinh chất nghệ phải ghi rõ hàm lượng, đạt từ 90% curcuminoid trở lên. Bột nghệ vàng phải sấy khô kiệt, đựng trong bao bì kín tránh ẩm mốc.

Nghệ vàng chữa dạ dày thực sự an toàn và hiệu quả cao. Thông qua bài viết này, hy vọng các bạn đã biết cách sử dụng nghệ vàng đúng nhất để phát huy tối đa công dụng chữa đau dạ dày của nghệ vàng.
Tài liệu tham khảo:
1.         Prucksunand C., et al. (2001), "Phase II clinical trial on effect of the long turmeric (Curcuma longa Linn) on healing of peptic ulcer", Southeast Asian J Trop Med Public Health. 32(1), pp. 208-15. doi.
2.         Khonche A., et al. (2016), "Adjunctive Therapy with Curcumin for Peptic Ulcer: a Randomized Controlled Trial", Drug Res (Stuttg). 66(8), pp. 444-8. doi. 10.1055/s-0042-109394.
3.         Shep D., et al. (2020), "Efficacy and safety of combination of curcuminoid complex and diclofenac versus diclofenac in knee osteoarthritis: A randomized trial", Medicine (Baltimore). 99(16), p. e19723. doi. 10.1097/md.0000000000019723.

 

© 2011-2017 thuộc về Kochi Việt Nam

GỌI LẠI CHO TÔI

Nhập thông tin để KOCHI gọi lại cho bạn!


Hotline
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây