Tỏi đen là gì?
Tỏi đen có nguồn gốc từ tỏi trắng, là sản phẩm của quá trình lên men chậm tỏi trắng thông thường trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm được kiểm soát chặt chẽ trong khoảng thời gian từ 60 - 90 ngày tùy vào cơ sở lên men.
Trải qua quá trình lên men chậm, màu sắc và thành phần hoạt chất trong tỏi trắng thay đổi. Phần thịt tỏi trở nên mềm dẻo, không dính tay, có màu đen đồng nhất và có mùi thơm nhẹ đặc trưng, không còn mùi hôi của tỏi trắng ban đầu.
Thành phần hoạt chất cũng có sự thay đổi, hàm lượng hoạt chất trong tỏi đen thường cao hơn tỏi tươi, vì vậy ăn tỏi đen đạt được nhiều lợi ích hơn tỏi tươi.
Thành phần S-allyl cystein, polyphenol và flavonoid trong tỏi đen cao hơn tỏi trắng thông thường khoảng 5 lần. Tỏi đen còn chứa 18 loại acid amin thiết yếu, các thành phần vitamin như vitamin B1, vitamin B6 cao hơn tỏi tươi khoảng 2 lần, tỏi đen chứa nhiều khoáng chất cần thiết đặc biệt là kali.
Hàm lượng đường fructose trong tỏi đen cao hơn tỏi tươi khoảng 30 lần, vì vậy, tỏi đen có vị ngọt chứ không cay nồng như tỏi tươi.
Ăn tỏi đen có công dụng gì?
Ăn tỏi đen giúp giảm mỡ máu, phòng ngừa xơ vữa mạch máu:
Nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện cho thấy được hiệu quả của việc sử dụng tỏi đen đối với tình trạng rối loạn mỡ máu. Theo đó, tỏi đen cho thấy được công dụng trong việc làm giảm triglycerid, giảm cholesterol toàn phần, giảm LDL cholesterol, tăng HDL cholesterol.
Bên cạnh cải thiện các chỉ số lipid máu, ăn tỏi đen còn cho thấy hiệu quả trong việc cải thiện chức năng nội mạc và đàn hồi mạch máu, phòng ngừa xơ vữa mạch máu.
Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản trên người tình nguyện cho keetss quả sau 4 tuần sử dụng tỏi đen, các chỉ số lipid máu có sự cải thiện, trong đó triglycerid giảm 15%, cholesterol toàn phần giảm 7%, LDL giảm 13%, HDL tăng 5% [1].
Ăn tỏi đen là một cách để phòng chống ung thư:
Tỷ lệ mắc ung thư đang có xu hướng tăng lên, việc chủ động củng cố cho mình kiến thức cần thiết để phòng chống ung thư là cần thiết. Vậy nên bổ sung tỏi đen vào chế độ ăn uống hàng ngày là quan trọng bởi tỏi đen đã được chứng minh công dụng phòng chống ung thư.
Tỏi đen đã được chứng minh hiệu quả trên nhiều dòng tế bào ung thư như: ung thư phổi, ung thư máu, ung thư gan, tỏi đen cũng hữu ích với ung thư đại tràng, ung thư dạ dày,...
Ăn tỏi đen có công dụng chống oxy hóa, chống viêm, tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể:
Hoạt chất quan trọng trong tỏi đen là S-allyl cystein có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm rất tốt.
Tỏi đen có công dụng làm sạch các gốc tự do vốn là nguyên nhân của nhiều loại bệnh, giảm thiểu các tình trạng bệnh do tình trạng oxy hóa quá mức gây ra. Theo kết quả một nghiên cứu được thực hiện tại Hàn Quốc tỏi đen có tác dụng làm sạch các gốc tự do qua thử nghiệm ABTS và DPPH và sử dụng tỏi đen là hữu ích trong việc điều trị các bệnh do phản ứng oxy hóa quá mức gây ra [2].
Có thể bảo vệ tế bào gan bằng cách ăn tỏi đen:
Tỏi đen tỏ ra hữu ích trong việc bảo vệ tế bào gan trước những tổn thương có thể gây ra bởi các tác nhân như rượu, bia và các hóa chất gây độc cho gan.
Một cách làm đẹp hiệu quả có thể biết đến là ăn tỏi đen:
Đối với việc kiểm soát cân nặng, một nghiên cứu ở Hàn Quốc cho kết quả ): tỏi đen có hiệu quả trong việc giảm mỡ thừa khi bị béo phì, kiểm soát cân nặng [3].
Chứa hoạt chất chống oxy hóa rất tốt nên ăn tỏi đen là một cách chống nhăn da, chống lão hóa hiệu quả.
Ăn tỏi đen cũng giúp ổn định đường huyết, giảm biến chứng của bệnh tiểu đường:
Nhiều thắc mắc, lo ngại cho rằng tỏi đen ngọt thì việc sử dụng cho người tiểu đường có hợp lý không. Nhưng có thể hoàn toàn yên tâm rằng tỏi đen không chỉ an toàn mà còn giúp ổn định đường huyết và giảm các biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường.
Ăn tỏi đen đúng cách
Có thể linh hoạt và đa dạng trong cách sử dụng tỏi đen mà vẫn đạt hiệu quả.
Bóc vỏ ăn trực tiếp:
Liều lượng sử dụng tỏi đen với người lớn là 6 - 12 g/ngày, trẻ em là 3 - 6g/ngày, sử dụng hai lần sáng - tối. Khi ăn tỏi đen trực tiếp nên nhai kỹ, uống kèm khoảng 50ml nước để thành phần trong tỏi đen phát huy công dụng tốt nhất.
Hãm trà uống:
Với những người thích thưởng trà thì sử dụng tỏi đen hãm trà là hợp lý. Mỗi lần hãm trà với 2 - 4 viên tỏi đen cô đơn bóc vỏ, hãm trong khoảng 200ml nước sôi, có thể hãm nhiều lần.
Ngâm mật ong:
Có thể ngâm tỏi đen mật ong để sử dụng dần. Lấy khoảng 100 - 200 g tỏi đen bóc vỏ, ngâm vào khoảng 500ml mật ong trong vòng 1 tháng. Liều lượng mỗi lần dùng 5 - 10ml, ngày dùng 2 - 3 lần.
Ngâm rượu:
Ngoài ngâm mật ong, tỏi đen còn có thể ngâm rượu. Dùng 100 - 200 g tỏi đen bóc vỏ ngâm vào 1 lít rượu trắng nguyên chất trong khoảng 1 tuần. Mỗi ngày uống khoảng 25 - 50ml rượu tỏi đen.
Ăn tỏi đen đúng cách giúp phát huy tối đa công dụng tỏi đen mang lại đối với sức khỏe. Mua tỏi đen chất lượng tốt nhất liên hệ hotline 0246.291.8086.
Tài liệu tham khảo:
Higashikawa, F. và các cộng sự. (2012), "Reduction of serum lipids by the intake of the extract of garlic fermented with Monascus pilosus: a randomized, double-blind, placebo-controlled clinical trial", Clin Nutr. 31(2), tr. 261-6.
Jeong, Yi Yeong và các cộng sự. (2016), "Comparison of anti-oxidant and anti-inflammatory effects between fresh and aged black garlic extracts", Molecules. 21(4), tr. 430.
© 2011-2017 thuộc về Kochi Việt Nam
Nhập thông tin để KOCHI gọi lại cho bạn!