Tỏi đen - Tác dụng chống dị ứng

Tỏi đen - Tác dụng chống dị ứng

08:25 EST Thứ hai, 13/11/2017    :

Nhiều bằng chứng cho thấy bệnh dị ứng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như thói quen ăn uống, căng thẳng và môi trường sống. Trên thực tế số lượng bệnh nhân dị ứng đã tăng ở một vài quốc gia [5].

Dị ứng là có liên quan đến yếu tố kháng thể IgE và tế bào mast phải đáp ứng với sinh lý bệnh lý của chứng quá mẫn và các phản ứng dị ứng cấp tính khác. Rất nhiều bằng chứng cho thấy IgE và tế bào mast có vai trò quan trọng trong mô có liên quan đến viêm mãn tính do dị ứng. Bệnh dị ứng được chia thành 5 loại. Ở dị ứng type 1 đáp ứng như loại phản vệ có thể bị kích hoạt bởi ái lực cao thụ thể IgE trong màng huyết tương của tế bào mast và các tế bào cơ bản như tế bào nội mạc các chất trung gian như histamine, chất chuyển hóa axit arachidon, protease, serotonin và heparin và nó có thể giải phóng β – hexosaminidase, một dấu hiệu chung của quá trình mất hạt nhỏ. Vì vậy, tế bào mast có một vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng [1, 2]. Tế bào RBL – 2H3 đã được sử dụng như một mô hình sàng lọc các phản ứng dị ứng trong ống nghiệm và phản vệ da thụ động như một mô hình an toàn sàng lọc đáp ứng dị ứng trong trung gian IgE [3, 4].

Dịch chiết ethyl acetate 2 mg tỏi đen/mL ức chế giải phóng của β – hexosaminidase và TNF – α; sự ức chế phản ứng dị ứng do trung gian IgE trong tế bào RBL – 2H3. Tuy nhiên, BG10 là một hợp phần hoạt động từ dịch chiết ethyl acetate của tỏi đen cho thấy sự ức chế mạnh hơn sự giải phóng β – hexosaminidase và TNF - α được so sánh với các hợp phần khác. Hơn nữa, ở nồng độ 50 µg/ml của BG10 đã ức chế sự hình thành của prostaglandin A2 và 5 – lipoxygenase, và sự biểu lộ của cyclogenase – 2 trong tế bào RBL – 2H3. BG10 (66,7 mg/h) đưa vào chuột bởi đường xông dạ dạy trong một giờ làm giảm phản ứng quá mẫn da qua trung gian phản ứng IgE [6].

Tỏi đen chống dị ứng
Tỏi đen chống dị ứng

Như vậy, tỏi đen có tác dụng chống dị ứng. Ngoài ra, tỏi đen còn có nhiều tác dụng  quý khác

TÀI LIU THAM KHO

 

1.         Galli Stephen J and Tsai Mindy (2012), "IgE and mast cells in allergic disease", Nature medicine. 18(5), tr. 693-704.

2.         Itoh Tomohiro, et al. (2008), "Inhibitory effect of xanthones isolated from the pericarp of Garcinia mangostana L. on rat basophilic leukemia RBL-2H3 cell degranulation", Bioorganic & medicinal chemistry. 16(8), tr. 4500-4508.

3.         Justus DE and Saelinger C (1976), "Comparison of mouse strain skin sensitivities to anaphylactic mediators and susceptibility to passive cutaneous anaphylactic reactions", Infection and immunity. 13(2), tr. 413-416.

4.         Kemp Stephen F and Lockey Richard F (2002), "Anaphylaxis: a review of causes and mechanisms", Journal of allergy and clinical immunology. 110(3), tr. 341-348.

5.         Wang De-Yun (2005), "Risk factors of allergic rhinitis: genetic or environmental?", Therapeutics and clinical risk management. 1(2), tr. 115.

6.         Yoo Jae-Myung, Sok Dai-Eun and Kim Mee Ree (2014), "Anti-allergic action of aged black garlic extract in RBL-2H3 cells and passive cutaneous anaphylaxis reaction in mice", Journal of medicinal food. 17(1), tr. 92-102.

 

 

© 2011-2017 thuộc về Kochi Việt Nam

GỌI LẠI CHO TÔI

Nhập thông tin để KOCHI gọi lại cho bạn!


Hotline
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây