Điều trị tiểu đường với hạt cỏ Cà Ri

Điều trị tiểu đường với hạt cỏ Cà Ri

00:28 EDT Thứ hai, 16/07/2018    :

Hạt cỏ cà ri là một cây thơm có nhiều công dụng và được dùng trong ẩm thực. Đây là gia vị quan trọng của món Cà ri và các món ăn khác của Ấn Độ. Cỏ cà ri được trồng nhiều ở Nam Á, Bắc Phi và một số vùng Địa Trung Hải. Hạt cỏ cà ri có vị đắng đặc biệt. Hạt cỏ cà ri ( Trigonella foenum graecum), có chứa nhiều chất xơ hòa tan giúp làm giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbonhydrat. Điều này cho thấy chúng có thể có hiệu quả trong điều trị những người mắc bệnh tiểu đường.

Thực tế, các nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh tác dụng hạ đường huyết của hạt cỏ cà ri. Từ các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, trên động vật và trên người.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Iran gồm Nazila kassaian và cộng sự tiến hành năm 2009. Nghiên cứu nhằm đánh giá tác dụng hạ đường huyết và lipid của hạt cỏ ca ri trên các đối tượng mắc đái tháo đường tuýp 2. Nghiên cứu được tiến hành trên 24 người mắc đái tháo đường tuýp 2 được cho sử dụng 10 g/ ngày bột hạt cà ri được trộn với sữa chua hoặc ngâm nước nóng trong 8 tuần. Sau 8 tuần sử dụng, 6 trường hợp đã bị loại bỏ khỏi nghiên cứu. Trong 18 trường hợp có 11 dùng với sữa chua và 7 dùng với nước nóng. Kết quả cho thấy các chỉ số đường huyết lúc đói, triglyceride và cholesterol tỷ trọng rất thấp đã giảm lần lượt là 25%, 30%, 30,6% ở dạng ngâm với nước nóng. Trong khi đó các trường hợp ngâm với sữa chua không có sự thay đổi rõ rệt nào được quan sát. Như vậy, nghiên cứu đã kết luận rằng hạt cỏ cà ri như một loại dược liệu các tác dụng hạ đường huyết khi dùng ở dạng ngâm nước nóng [2]

Trong một thử nghiệm giả dược mù đôi, 46 trường hợp mắc đái tháo đường tuýp 2 (T2D) được cho thuốc sulfonylureas cộng với hạt T. foenum-graecum (dưới dạng viên thuốc, 6 viên / 3 lần mỗi ngày) hoặc thuốc sulfonylurea cộng với giả dược (23 trường hợp). Sau 12 tuần, nhóm điều trị có hiệu quả rõ rệt so với nhóm chứng (p < 0,01) và có sự giảm đáng kể về mặt thống kê về các chỉ số đường huyết khi đói (FBG), HbA1c và đường huyết sau ăn (PPBG). Nghiên cứu này được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học Fu-rong Lu và cộng sự thuộc Bệnh viện Liên minh, Đại học Y Tongji, Đại học khoa học và cộng nghệ Huazhong, Vũ Hán, Trung Quốc vào năm 2008 [1]

Tổng hợp: DS. Đỗ Hữu Xuân

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

 

1.         Lu, Fu-rong và các cộng sự. (2008), "Clinical observation on trigonella foenum-graecum L. total saponins in combination with sulfonylureas in the treatment of type 2 diabetes mellitus", Chinese Journal of Integrative Medicine. 14(1), tr. 56-60.

2.         Kassaian, Nazila và các cộng sự. (2009), "Effect of fenugreek seeds on blood glucose and lipid profiles in type 2 diabetic patients", International journal for vitamin and nutrition research. 79(1), tr. 34-39.

 

© 2011-2017 thuộc về Kochi Việt Nam

GỌI LẠI CHO TÔI

Nhập thông tin để KOCHI gọi lại cho bạn!


Hotline
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây